Tính toán thiên văn Lịch_Hồi_giáo

Lịch Hồi giáo không nên đồng nhất hóa với khái niệm âm lịch. Âm lịch dựa trên năm có 12 tháng, được bổ sung sao cho nó chứa trung bình khoảng 354,367 ngày. Mỗi tháng âm lịch bắt đầu vào thời gian của "giao hội" tháng, nghĩa là khi Mặt Trăng nằm trên đường thẳng giữa Trái Đất và Mặt Trời. Mỗi tháng được định nghĩa như là khoảng thời gia trung bình trong sự quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (29,530588... ngày). Theo quy ước, các tháng 30 ngày và 29 ngày kế tiếp lẫn nhau, làm cho hai tháng kế tiếp nhau có tổng cộng 59 ngày. Điều này làm cho sự dao động thời gian của tháng chỉ là khoảng 44 phút để tính toán tiếp, nó sẽ bổ sung đủ cho 1 ngày (24 giờ) trong vòng 2,73 năm. Để giải quyết số dư này, chỉ cần thêm 1 ngày sau mỗi chu kỳ 3 năm vào âm lịch, tương tự như cách mà lịch Gregory đang làm sau mỗi bốn năm[7]. Các chi tiết kỹ thuật để điều chỉnh được miêu tả trong đoạn về Lịch Hồi giáo dạng bảng dưới đây và trong bài viết cùng tên trong Wikipedia.

Tuy nhiên, lịch Hồi giáo lại dựa trên một bộ các quy ước khác hẳn[8] Mỗi quốc gia Hồi giáo công bố lịch của mình dựa trên quan sát trực tiếp của chính mình về thời điểm trăng mới (hoặc nếu thất bại, phải chờ đợi cho đủ 30 ngày) trước khi tuyên bố sự bắt đầu của tháng mới trên lãnh thổ của mình.

Nhưng trăng lưỡi liềm chỉ có thể nhìn thấy sau khoảng 15-18 giờ kể từ thời điểm giao hội và lệ thuộc vào sự hiện hữu của một loạt các điều kiện tốt liên quan tới thời tiết, thời gian, vị trí địa lý cũng như một loạt các tham biến thiên văn khác[9]. Kết quả là sự khởi đầu mỗi tháng là khác nhau giữa các quốc gia Hồi giáo và thông tin do lịch cung cấp không vượt quá tháng hiện hành.

Nếu như lịch Hồi giáo được tạo ra bằng các tính toán thiên văn thì người Hồi giáo trong toàn thế giới Hồi giáo có thể sử dụng nó để đạt được các nhu cầu của họ, giống như cách thức sử dụng lịch Gregory ngày nay. Nhưng ở đây có các quan điểm rất khác nhau về việc điều này có hợp pháp hay không[10]

Phần lớn các nhà thần học phản đối việc sử dụng các tính toán trên mặt đất do điều này có thể không phù hợp với khuyến cáo của Sứ giả (Muhammad) về quan sát trăng mới cho các tháng Ramadan và Shawwal nhằm xác định sự khởi đầu của các tháng này[11].

Nhưng do ở đây không có cấm đoán nào đối với việc sử dụng các tính toán thiên văn trong Qur’an (kinh Coran), một số nhà luật học nhìn thấy ở đây không có mâu thuẫn nào giữa các giáo huấn của Sứ giả và việc sử dụng các tính toán để xác định khởi đầu của tháng âm lịch [12]. Họ cho rằng khuyến cáo của Sứ giả chỉ đơn thuần thích nghi với văn hóa của thời gian đó và không nên lẫn lộn với các hành vi tôn kính[13][14][15].

Vì thế, các nhà luật học Ahmad Muhammad Shakir và Yusuf al-Qaradawi đều tán thành việc sử dụng các tính toán để xác định khởi đầu của mọi tháng trong lịch Hồi giáo, tương ứng trong năm 1939 và 2004[16] [17]. Hội đồng luật học Hồi giáo Bắc Mỹ ("Fiqh Council of North America", FCNA) cũng làm như vậy năm 2006[18][19] và "Hội đồng châu Âu về Fatwa và Nghiên cứu" (ECFR) năm 2007 [20].